Mua bán Lợn cắp nách

Thịt lợn được bày bán tại chợ ở Bắc Hà - Sapa

Lợn cắp nách được dân tộc Mông nuôi chủ yếu ở huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao của huyện Văn Chấn, Văn Yên. Người Mông nuôi lợn cắp nách khá đơn giản, riêng ở Thôn Phình Hồ, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, gia đình nào cũng nuôi lợn cắp nách, hộ khá thì vài chục con, hộ khó khăn hơn cũng vài con. Các phiên chợ nổi tiếng ở Bắc Hà, Sín Chéng, Cán Cấu (Si Ma Cai), hay chợ Mường Khương, người ta đều dành một khu cho việc mua bán loại đặc sản này. Người dân từ bản xa như Lùng Khấu Nhin, Pha Long mang lợn ra chợ thường buộc chân lợn vào cái que tre, vắt ngang miệng gùi, đầu đuôi còn ngắn hơn bờ vai người đeo, kẹp vào nách những con lợn trong đàn của mình

Khi đi du lịch Sapa vào mùa đông sẽ thấy hình ảnh một người Mông kẹp 1 hoặc hai con lợn vào nách đem ra chợ bán. Người ta đi chợ mua về, hành hẹ rau cỏ xách nặng hai tay còn chú lợn chỉ cần kẹp vào nách cũng xong. Dân từ bản xa mang lợn ra chợ thường buộc chân vào cái que tre, vắt ngang miệng gùi, đầu đuôi còn ngắn hơn bờ vai người đeo[5]Tại các phiên chợ vùng cao, điểm bán lợn bản thường là nơi đông đúc và nhộn nhịp nhất. chủ nhân cắp nách đem xuống chợ bán, như con gà, con chó, mớ rau. Lợn cắp nách thường được bán nguyên cả con.

Tại các phiên chợ vùng cao Lào Cai, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người đồng bào dân tộc bày bán lợn cắp nách. Hình ảnh những chú lợn nhỏ, được người dân cắp nách đem xuống chợ bán đã trở thành nét văn hóa ở vùng cao, Lợn cắp nách được bán theo con chứ không bán theo cân ở chợ phiên Hoàng Su Phì-Hà Giang. Lợn cắp nách thường được bán rất nhiều ở các phiên chợ vùng cao của Lào Cai như Mường Hum, Sín Chéng, Bắc Hà. Tại những phiên chợ trên vùng cao Tây Bắc, bạn có thể thấy người dân tộc gùi trên lưng những tảng thịt xuống chợ, mua bán, trao đổi hàng hóa. Thịt lợn cắp nách được bán khoảng 130.000 đồng một kg[7].

Liên quan